Danh mục
KHÍ CỤ ĐIỆN ĐÓNG CẮT
KHÍ CỤ ĐIỆN ĐÓNG CẮT
I. CẦU DAO
1. Khái quát và công dụng
Cầu dao là một khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện bằng tay, được sử
dụng trong các mạch điện có nguồn dưới 500V, dòng điện định mức có thể lên tới
vài KA.
Khi thao tác đóng ngắt mạch điện, cần đảm bảo an toàn cho thiết bị dùng
điện. Bên cạnh, cần có biện pháp dập tắt hồ quang điện, tốc độ di chuyển lưỡi dao
càng nhanh thì hồ quang kéo dài nhanh, thời gian dập tắt hồ quang càng ngắn. Vì
vậy khi đóng ngắt mạch điện, cầu dao cần phải thực hiện một cách dứt khoát.
Thông thường, cầu dao được bố trí đi cùng với cầu chì để bảo vệ ngắn
mạch cho mạch điện.
2. Cấu tạo
Phần chính của cầu dao là lưỡi dao và hệ thống kẹp lưỡi, được làm bằng
hợp kim của đồng, ngoài ra bộ phận nối dây cũng làm bằng hợp kim đồng.
3. Nguyên lý hoạt động của cầu dao cắt nhanh
Khi thao tác trên cầu dao, nhờ vào lưỡi dao và hệ thống kẹp lưỡi, mạch
điện được đóng ngắt. Trong quá trình ngắt mạch, cầu dao thường xảy ra hồ quang
điện tại đầu lưỡi dao và điểm tiếp xúc trên hệ thống kẹp lưỡi. Người sử dụng cần
phải kéo lưỡi dao ra khỏi kẹp nhanh để dập tắt hồ quang.
Do tốc độ kéo bằng tay không thể nhanh được nên người ta làm thêm lưỡi
dao phụ. Lúc dẫn điện thì lưỡi dao phụ cùng lưỡi dao chính được kẹp trong ngàm.
Khi ngắt điện, tay kéo lưỡi dao chình là trước còn lưỡi dao được kéo căng ra và
tới một mức nào đó sẽ bật nhanh kéo lưỡi dao phụ ra khỏi ngàm một cách nhanh
chóng. Do đó, hồ quang được kéo dài nhanh và hồ quang bị dập tắt trong thời
gian ngắn.
4. Phân loại
Phân loại cầu dao dựa vào các yếu tố sau:
- Theo kết cấu: cầu dao được chia làm loại một cực, hai cực, ba cực hoặc bốn
cực.
- Cầu dao có tay nắm ở giữa hoặc tay ở bên. Ngoài ra còn có cầu dao một
ngả, hai ngả được dùng để đảo nguồn cung cấp cho mạch và đảo chiều quay động
cơ.
- Theo điện áp định mức: 250V, 500V.
- Theo dòng điện định mức: dòng điện định mức của cầu dao được cho trước bởi
nhà sản xuất (thường là các loại 10A, 15A, 20A, 25A, 30A, 60A, 75A, 100A,
150A, 200A, 350A, 600A, 1000A...).
- Theo vật liệu cách điện: có loại đế sứ, đế nhựa, đế đá.
- Theo điều kiện bảo vệ: loại có nắp và không có nắp (loại không có nắp được
đặt trong hộp hay tủ điểu khiển). Đề cương bài giảng môn Khí cụ điện
http://www.ebook.edu.vn 8
- Theo yêu cầu sử dụng: loại cầu dao có cầu chì bảo vệ ngắn mạch hoặc không
có cầu chì bảo vệ.
Ký hiệu cầu dao không có cầu chì bảo vệ:
Một cực Hai cực Ba cực Bốn cực
Ký hiệu cầu dao có cầu chì bảo vệ:
Một cực Hai cực Ba cực Bốn cực
5. Các thông số định mức của cầu dao
Chọn cầu dao theo dòng điện định mức và điện áp định mức:
• Gọi Itt là dòng điện tính toán của mạch điện.
• Unguồn là điện áp nguồn của lưới điện sử dụng.
• Iđm cầu dao = Itt
• Uđm cầu dao = Unguồn
II. CÔNG TẮC
1. Khái quát và công dụng
Công tắc là khí cụ điện dùng để đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ và
có dòng điện định mức nhỏ hơn 6A. Công tắc thường có hộp bảo vệ để tránh sự
phóng điện khi đóng mở. Điện áp của công tắc nhỏ hơn hay bằng 500V.
Công tắc hộp làm việc chắc chắn hơn cầu dao, dập tắt hồ quang nhanh hơn
vì thao tác ngắt nhanh và dứt khoát hơn cầu dao.
Một số công tắc thường gặp:
Công tắc hành trình Công tắc ba pha Công tắc ba pha hai ngả
2. Cấu tạo
Cấu tạo của công tắc: phần chính là tiếp điểm đóng mở được gắn trên đế
nhựa và có lò xo để thao tác chính xác.
3. Phân loại
Phân loại theo công dụng làm việc, có các loại công tắc sau:
- Công tắc đóng ngắt trực tiếp.
- Công tắc chuyển mạch (công tắc xoay, công tắc đảo, công tắc vạn năng), dùng
để đóng ngắt chuyển đổi mạch điện, đổi nối sao tam giác cho động cơ. Đề cương bài giảng môn Khí cụ điện
http://www.ebook.edu.vn 9
- Công tắc hành trình và cuối hành trình, loại công tắc này được áp dụng trong
các máy cắt gọt kim loại để điều khiển tự động hoá hành trình làm việc của mạch
điện.
4. Các thông số định mức của công tắc
Uđm: Điện áp định mức của công tắc.
Iđm: Dòng điện định mức của công tắc.
Ngoài ra còn có các thông số trong việc thử công tắc như độ bền cơ khí,
độ cách điện, độ phóng điện…
5. Các yêu cầu thử của công tắc
Việc kiểm tra chất lượng công tắc phải thử các bước sau:
- Thử xuyên thủng: đặt điện áp 1500V trong thởi gian một phút ở các điểm cần
cách điện giữa chúng.
- Thử cách điện: đo điện trở cách điện < 2MΩ.
- Thử phát nóng.
- Thử công suất cắt.
- Thử độ bền cơ khí.
- Thử nhiệt độ đối với các chi tiết cách điện: các chi tiết cách điện phải chịu
đựng 1000
C trong thời gian hai giờ mà không bị biến dạng hoặc sủi nhám.
III. DAO CÁCH LY
1. Khái niệm
Dao cách ly là một loại khí cụ điện dùng để chế tạo một khoảng hở cách
điện được trông thấy giữa bộ phận đang mang dòng điện và bộ phận cắt điện
nhằm mục đích đảm bảo an toàn, khiến cho nhân viên sửa chữa thiết bị điện an
tâm khi làm việc
Dao cách ly không có bộ phận dập tắt hồ quang nên không thể cắt được
dòng điện lớn.
2. Phân loại
Theo yêu cầu sử dụng, dao cách ly có hai loại:
- Dao cách ly một pha.
- Dao cách ly ba pha.
Theo vị trí sử dụng. dao cách ly có hai loại:
- Dao cách ly đặt trong nhà.
- Dao cách ly đặt ngoài trời.
3. Lựa chọn và kiểm tra dao cách ly
Dao cách ly được chọn theo điều kiện định mức, chúng được kiểm tra theo
điều kiện ổn định lực điện động và ổn định nhiệt
IV. MÁY CẮT ĐIỆN
1. Công dụng:
Máy cắt điện là một loại khí cụ điện cao áp, dùng để đóng cắt mạch điện
cao áp tại chỗ hoặc từ xa, khi lưới điện đang vận hành bình thường, không bình
thường, hoặc khi bị sự cố ngắn mạch trong hệ thống điện.
2. Ký hiệu máy cắt điện trên sơ đồ mạch:
3. Phân loại máy cắt điện:
a. Phân loại theo cấu tạo:
- Máy cắt một hướng và máy cắt nhiều hướng. Đề cương bài giảng môn Khí cụ điện
http://www.ebook.edu.vn 10
- Máy cắt một buồng dập hồ quang và máy cắt nhiều buồng dập hồ quang trên
cùng một pha.
- Máy cắt có lò xo tích năng và máy cắt không có lò xo tích năng.
b. Phân loại theo vị trí lắp đặt:
- Máy cắt lắp đặt trong nhà.
- Máy cắt lắp đặt ngoài trời, phải chịu khí hậu khắc nghiệt, chống đợc ăn mòn hoá
học.
c. Phân loại theo phuơng pháp dập tắt hồ quang:
- Máy cắt điện nhiều dầu không có buồng dập tắt hồ quang.
- Máy cắt điện nhiều dầu có buồng dập tắt hồ quang.
- Máy cắt điện không khí
- Máy cắt điện ít dầu
- Máy cắt điện khí SF6
- Máy cắt điện tự sinh khí
- Máy cắt điện chân không
- Máy cắt điện từ (dập tắt hồ quang bằng từ trờng).
4. Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của máy cắt điện:
- Máy cắt điện phải có khả năng cắt lớn, thời gian cắt bé (cắt nhanh) tránh được
hồ quang cháy phục hồi.
- Độ tin cậy cao: khi đóng cắt không được gây cháy nổ và các hư hỏng khác.
- Phải có khả năng đóng cắt một số lần nhất định phải đưa ra bảo dỡng, sữa chữa.
- Kích thướt gọn, trọng lượng nhẹ, kết cấu đơn giản, dễ lắp đặt, dễ vận hành, giá
thành hợp lý.
5. Các thông số kỹ thuật cơ bản của máy cắt điện:
5.1 Điện áp định mức :
Uđm là điện áp cao nhất đặt vào máy cắt, mà máy cắt có thể vận hành an toàn (còn
được gọi là điện áp danh định của máy cắt).
5.2 Dòng điện định mức :
Iđm là trị số hiệu dụng lớn nhất chạy qua máy cắt khi nó vận hành lâu
dài, nhng vẫn đảm bảo giữ nhiệt độ các bộ phận của máy cắt thấp hơn nhiệt độ
cho phép.
5.3 Scdm = 3IcdmUdm
Dòng điện cắt định mức: Icđm đặt trng cho khả năng cắt của máy cắt, là dòng điện
ngắn mạch ba pha hiệu dụng toàn phần mà máy cắt có thể cắt đợc an toàn.
5.4 Dòng điện đóng định mức:
Idđm trong vận hành có trờng hợp máy cắt đóng lúc mạch điện đang bị ngắn mạch
(đóng lặp lại). Khả năng đóng của máy cắt khi mạch điện đang ngắn
mạch, được đặc trưng bởi Idđm là dòng điện ngắn mạch ba pha hiệu dụng toàn
phần lớn nhất chạy qua máy cắt, nó có thể đóng vào mà không làm hỏng máy cắt.
5.5 Dòng điện ổn định động định mức:
Iôđđm là dòng điện lớn nhất chạy qua máy cắt mà lực điện động do nó sinh
rakhông làm hỏng máy cắt.
5.6 Dòng điện ổn định nhiệt định mức:
Iôđnđm là dòng điện ngắn mạch hiệu dụng lớn nhất không hay đổi theo thời gian,
chạy qua máy cắt mà không làm nhiệt độ của máy cắt tăng quá trị số cho phép.
5.7 Thời gian cắt :
Tc là khoảng thời gian tính từ khi cuộn dây nam châm điện điều khiển cắt có
điện, đến khi hồ quang bị dập tắt hoàn toàn.
Tc = ttruyền động + tkhử ion Đề cương bài giảng môn Khí cụ điện
http://www.ebook.edu.vn 11
Tất cả các thông số kỹ thuật trên đều có trong lý lịch của máy cắt điện.